Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2018

Bí ẩn thật sự về bức tranh hàng tỷ đồng tự hủy bằng máy cắt giấy

Trên thế giới có rất nhiều điều lạ và bất ngờ. Có những câu chuyện xảy ra là vô tình hay cố ý đều khiến cho con người phải quan tâm về nó. Câu chuyện dưới đây về một bức tranh tự hủy trong buổi đấu giá mới đây tại Anh đã khiến cả thế giới xôn xao.

Nếu là người trong nghệ thuật thì cái tên Banksy sẽ không hề xa lạ. Đây là một nghệ sĩ bí ẩn, không ai biết danh tính thật hay diện mạo của anh. Mặc dù vậy, các tác phẩm của Banksy từ lâu đã được thế giới nghệ thuật đương đại phương Tây biết đến và đánh giá cao.

Bên cạnh những tác phẩm graffiti thực hiện trên đường phố từng gây tiếng vang, tất cả những hoạt động nghệ thuật khác của Banksy đều được thực hiện đầy bí ẩn, thông qua một đơn vị đại diện giúp đảm bảo sự bí mật cho danh tính của nghệ sĩ bí ẩn này. Có lẽ cũng bởi vậy mà những tác phẩm của anh cũng phần nào được quan tâm hơn.

Giới nghệ thuật mới đây đã rất sửng sốt khi một bức tranh được thực hiện bởi nghệ sĩ bí ẩn hàng đầu thế giới - Banksy - khi được đem ra bán đấu giá, đúng lúc mức giá cuối cùng được “chốt hạ”, thì bức tranh từ từ tuột khỏi khung tranh, thành những mẩu giấy đã bị cắt, “đu đưa nhè nhẹ”, ngay lập tức người ta phải di chuyển bức tranh ra khỏi phòng đấu giá.

Bức tranh in khuôn “Cô bé và trái bóng bay” trước đó đã được trả giá 1.042.000 bảng (gần 32 tỷ đồng) tại phòng đấu giá nghệ thuật vào cuối tuần qua ở London (Anh).


Bức tranh khi còn nguyên vẹn

Nhà đấu giá cũng như người mua thành công bức tranh đều rất ngỡ ngàng, hiện hai phía đang cùng ngồi lại bàn bạc để thống nhất về bước hành động tiếp theo.

Trong khi đó, phía nghệ sĩ Banksy - một nghệ sĩ đương đại rất nổi tiếng nhưng không bao giờ để lộ danh tính, diện mạo của mình - đã vừa lên tiếng thông qua tài khoản Instagram chính thức rằng chính anh là người đứng sau việc bức tranh bị cắt trong phòng đấu giá.

Anh nay chó biết chính anh ( họa sĩ Banksy) đã là người lắp máy cắt giấy vào trong khung tranh khi bán nó cho một người mua hồi năm 2006 để đề phòng trường hợp sau này tranh mình được mang ra bán đấu giá trên thị trường và bắt đầu trở thành tác phẩm nghệ thuật để “làm giá”.

Tuy nhiên khi nhìn vào hình ảnh này:


Bức tranh bị máy cắt giấy cắt một nửa

Tôi lại có một ý nghĩ khác. Bạn có thấy loại giấy trong bức tranh có màu tắng sáng và bức tranh bị cắt có màu tối hơn hẳn? Câu hỏi ở đây là liệu có phải họa sĩ kia chỉ muốn lừa mọi người rằng bức tranh gốc đã bị hủy, trong khi đó chỉ là bức thanh thay thế mà thôi.

Cách mà họ làm có thể là một phương án PR sản phẩm kiểu mới chăng. Không ai biết nhưng sau khi bị cắt, giá của bức tranh đã tăng lên gấp đôi rồi.

(nguồn: https://dantri.com.vn/van-hoa/tranh-dat-gia-tu-huy-tro-choi-kham-khien-tranh-tang-gia-gap-doi-20181008073245351.htm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét